Vinyl là gì, có những đặc tính nổi bật nào và được ứng dụng như thế nào trong văn phòng? Đây là những câu hỏi phổ biến về chất liệu nhựa đang thu hút nhiều sự quan tâm hiện nay. Trong bài viết này, Co-IDB sẽ mang đến cho bạn cái nhìn tổng quan về chất liệu vinyl, từ cấu tạo đến các ứng dụng nổi bật trong ngành công nghiệp, văn phòng và đời sống!
1. Chất liệu Vinyl là gì?
Vinyl, còn gọi là Polyvinyl Clorua (PVC), là một loại nhựa dẻo tổng hợp được tạo thành từ monome vinyl chloride thông qua quá trình kết hợp giữa ethylene (có trong dầu thô) và clo (từ muối ăn thông thường). Nhờ đặc tính cơ học ưu việt, khả năng chịu hóa chất, kháng UV và chống cháy hiệu quả, Vinyl trở thành lựa chọn lý tưởng cho sản xuất các sản phẩm ứng dụng trong nhiều lĩnh vực công nghiệp và đời sống.
2. Các đặc tính của Vinyl
Nhựa Vinyl hiện nay được sử dụng phổ biến trong nhiều lĩnh vực nhờ vào các đặc tính vượt trội so với nhiều loại nhựa khác. Một số đặc điểm nổi bật có thể kể đến là:
Khả năng chống ẩm hiệu quả, giúp duy trì độ bền trong môi trường ẩm ướt.
Độ bền cao và tính linh hoạt, phù hợp cho nhiều ứng dụng từ công nghiệp đến tiêu dùng.
Có thể sản xuất đa dạng màu sắc, từ trong suốt đến các tone màu rực rỡ, giúp đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ khác nhau.
Chi phí sản xuất thấp và khả năng tái chế dễ dàng giúp Vinyl trở thành lựa chọn tiết kiệm và thân thiện với môi trường. Đặc biệt, nhựa Vinyl chứa đến 57% muối tự nhiên, giảm phụ thuộc vào dầu mỏ, từ đó hỗ trợ bảo vệ tài nguyên thiên nhiên.
>> Xem thêm: Vật liệu nhựa
3. Ưu và nhược điểm của chất liệu Vinyl
3.1. Ưu điểm của chất liệu Vinyl
Vinyl có khả năng chống ẩm và thấm nước hiệu quả, giúp bảo vệ vật liệu trong điều kiện độ ẩm cao.
Đây là một loại nhựa tổng hợp có độ bền cao và sức chịu lực tốt, phù hợp cho nhiều ứng dụng khác nhau.
Vinyl có thể được sản xuất với đa dạng màu sắc, từ trong suốt đến các gam màu đậm, đáp ứng yêu cầu thẩm mỹ trong nhiều lĩnh vực.
Với chi phí sản xuất thấp hơn so với nhiều chất liệu khác, Vinyl mang lại giá trị kinh tế và được ưa chuộng trên thị trường.
Không giống như các loại nhựa khác, Vinyl có thể tái chế nhiều lần nhờ vào độ bền của mình, giúp các sản phẩm từ Vinyl có tuổi thọ dài hơn.
Vinyl thân thiện với môi trường nhờ khả năng tái chế, phát thải thấp và đặc biệt là thành phần từ nguồn nguyên liệu tái tạo.
Chỉ 43% thành phần của Vinyl là từ dầu thô, phần còn lại đến từ muối tự nhiên tái tạo, giúp giảm phụ thuộc vào các nguồn tài nguyên không tái tạo và bảo vệ môi trường.
3.2. Nhược điểm của chất liệu Vinyl
Màu sắc của Vinyl có thể phai dần nếu tiếp xúc lâu dưới ánh nắng mặt trời và có nguy cơ hư hỏng khi nhiệt độ ngoài trời tăng cao.
Sản phẩm dễ bị trầy xước khi gặp vật sắc nhọn và không chịu được tải trọng lớn, nên cần lưu ý khi đặt hoặc lưu trữ các vật nặng lên trên bề mặt Vinyl.
>> Xem thêm: 6+ vật liệu cách âm tốt nhất cho văn phòng
4. Các ứng dụng phổ biến của Vinyl trong không gian làm việc
4.1. Các loại sàn từ Vinyl
4.1.1. Sàn Vinyl chống tĩnh điện
Khi di chuyển trên sàn, cơ thể có thể tạo ra dòng tĩnh điện lên đến 5000V tích tụ trên bề mặt sàn. Sàn vinyl thông thường giúp giảm dòng tĩnh điện xuống khoảng 3500V. Tuy nhiên, với sàn vinyl chống tĩnh điện, mức tĩnh điện được kiểm soát gần như về 0; nếu có, chỉ khoảng 12V, hoàn toàn an toàn và không gây hư hại cho thiết bị hay tạo cảm giác giật điện cho người dùng.
Sàn vinyl chống tĩnh điện thực chất là một dạng sàn PVC với nhiều tính năng ưu việt. Được sản xuất từ nhựa PVC, sàn này có độ đàn hồi cao, mềm mại, bền bỉ, và khả năng chống trầy xước, trơn trượt, hóa chất, kháng khuẩn và chống nấm mốc hiệu quả.
Đặc biệt, sàn vinyl chống tĩnh điện không nứt, không gãy, chịu lực tốt, giảm thiểu tiếng ồn và có bề mặt phẳng gần như tuyệt đối, ít hoặc không có đường nối. Với trọng lượng nhẹ, dễ dàng lắp đặt và bảo dưỡng, loại sàn này là lựa chọn hoàn hảo cho không gian cần sự an toàn và thẩm mỹ cao.
Phân loại sàn Vinyl chống tĩnh điện | Giá tham khảo |
Sàn vinyl chống tĩnh điện LG Hausys | 700.000 – 1.000.000 VND/m2 |
Sàn vinyl chống tĩnh điện Gerfloor | 550.000 – 850.000 VND/m2 |
Sàn vinyl chống tĩnh điện Polyfloor | 500.000 – 700.000 VND/m2 |
Lưu ý:
Bảng giá này chỉ mang tính chất tham khảo.
Chi phí chưa bao gồm vận chuyển, lắp đặt, keo và các phụ kiện cần thiết.
4.1.2. Sàn nhựa Vinyl
Sàn nhựa vinyl được làm từ nhựa PVC tổng hợp, xuất phát từ vinyl - chất liệu tổng hợp qua quá trình chưng cất dầu thô và các phản ứng hóa học. Sàn Vinyl phổ biến ở nhiều quốc gia và ngày càng được ưa chuộng tại Việt Nam nhờ khả năng thích ứng tốt với khí hậu.
Với mẫu mã đa dạng, sàn Vinyl thường được biết đến qua các thiết kế giả gỗ sang trọng, đáp ứng nhu cầu trang trí hiện đại. Những ưu điểm nổi bật của sàn Vinyl bao gồm:
Khả năng chống trơn trượt cao, chịu mài mòn và trầy xước tốt.
Chịu được nhiệt độ cao, có khả năng chống cháy.
Hoạt động tốt trong môi trường hóa chất.
Chống cong vênh, đàn hồi cao, chịu lực tốt.
Đa dạng màu sắc, phong phú kiểu dáng.
Kháng nước, chống ẩm mốc, mối mọt và có khả năng chống tĩnh điện.
Thi công nhanh, tiết kiệm chi phí, bảo dưỡng dễ dàng.
Độ bền lên tới 20 năm, đảm bảo tuổi thọ lâu dài.
4.1.3. Sàn Vinyl cuộn
Sàn vinyl cuộn là vật liệu lót sàn giá rẻ được ứng dụng phổ biến trong các không gian dân dụng. Sản phẩm được sản xuất dưới dạng tấm lớn với chiều rộng từ 2 - 3m, chiều dài 20 - 50m và độ dày 1 - 3mm, nên thường được cuộn tròn để dễ dàng lưu trữ. Cấu tạo của sàn gồm 5 lớp từ trên xuống:
Lớp phủ UV chống phai màu.
Lớp phủ nano dày 0.15mm chống mài mòn.
Lớp giấy trang trí.
Lớp nhựa PVC.
Lớp đế có độ bám keo cao.
Sàn vinyl cuộn thi công bằng keo (keo bán rời), yêu cầu mặt nền phải được làm phẳng tuyệt đối để tránh hiện tượng cộm bề mặt do độ mỏng và mềm của vật liệu.
Giá sàn vinyl cuộn dao động từ 80.000 – 300.000 VND/m² (mức giá tham khảo).
4.1.4. Sàn Vinyl kháng khuẩn
Sàn vinyl kháng khuẩn, còn gọi là sàn vinyl đồng nhất, là vật liệu lý tưởng cho việc lót sàn trong các bệnh viện, trường học và phòng nghiên cứu. Loại sàn này được thiết kế đặc biệt nhằm bảo vệ sức khỏe người dùng và ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào không gian.
Cấu trúc của sàn vinyl kháng khuẩn rất đơn giản và hiệu quả, bao gồm:
Lớp đế: Có bề mặt sần, giúp tăng cường khả năng bám dính của keo.
Lớp cốt: Là nhựa PVC nguyên sinh, được pha trộn với các phụ gia để ổn định và bột tạo màu nhằm tạo ra hoa văn trang trí.
Lớp phủ bề mặt: Sử dụng lớp keo PUR hoặc phủ UV, giúp chống trầy xước, phai màu và thấm nước.
Phân loại | Chất liệu nhựa PVC |
Sàn vinyl kháng khuẩn LG Hausys | 450.000 - 650.000vnd/m2 |
Sàn vinyl kháng khuẩn Gerfloor | 350.000 - 550.000vnd/m2 |
Sàn vinyl kháng khuẩn Polyfloor | 350.000 - 550.000vnd/m2 |
Lưu ý:
Bảng giá này chỉ mang tính chất tham khảo.
Chi phí chưa bao gồm vận chuyển, lắp đặt, keo và các phụ kiện cần thiết.
4.2. Các công dụng khác của Vinyl trong ngành xây dựng và nội thất
Vinyl là một trong những vật liệu hàng đầu trong ngành xây dựng, với khoảng 60% tổng sản lượng nhựa Vinyl được sản xuất tại Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và các nước châu Âu được sử dụng cho các mục đích xây dựng và nội thất. Dưới đây là một số ứng dụng tiêu biểu của Vinyl trong lĩnh vực xây dựng:
Ván ép và khung cửa sổ
Tấm lợp
Máng xối và vòi
Lớp phủ cho tường và sàn nhà (giấy dán tường, vải dán tường, v.v.)
Hệ thống ống dẫn nước, nước thải và thủy lợi
Lót bãi rác
Lan can và sàn
Cách điện cho hệ thống dây điện
Ống dẫn điện
Hệ thống ống phun nước chữa cháy
Vinyl là lựa chọn tối ưu cho không gian văn phòng hiện đại nhờ vào độ bền cao, tính linh hoạt và khả năng ứng dụng đa dạng. Từ sàn và tường, đến các giải pháp nội thất như rèm, cửa và các thiết bị văn phòng khác, chất liệu Vinyl đem lại giải pháp bền vững và hiệu quả về chi phí, phù hợp với nhiều phong cách thiết kế. Để biết thêm chi tiết và tìm sản phẩm Vinyl phù hợp nhất cho văn phòng của bạn, hãy liên hệ ngay với Co-IDB để được tư vấn trực tiếp.
Các dịch vụ tại Co-IDB:
Tư vấn thiết kế.
Thi công nội thất.
Hoàn trả mặt bằng.
Tìm mặt bằng mới.
Chúng tôi cung cấp Giải pháp thiết kế, thi công nội thất toàn diện, đảm bảo báo giá minh bạch và chi tiết từng hạng mục, cam kết không phát sinh!
Email: info@coidb.com
Điện thoại: 093 114 7948
Zalo: 093 114 7948
Comments