Màu sắc thương hiệu là yếu tố không thể thiếu trong việc nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu của một doanh nghiệp, sản phẩm hay dịch vụ. Lựa chọn màu sắc phù hợp không chỉ thể hiện tính thẩm mỹ mà còn giúp thương hiệu tiếp cận gần hơn với khách hàng mục tiêu. Vậy làm thế nào để biết rằng màu sắc nào sẽ phù hợp để nêu bật toàn bộ những giá trị nơi doanh nghiệp? Cùng Co-IDB tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới nhé.
MỤC LỤC
1. Định nghĩa màu sắc thương hiệu
2. Ý nghĩa màu sắc thương hiệu
2.1. Màu sắc thương hiệu: Màu đỏ
2.2. Màu sắc thương hiệu: Màu vàng
2.3. Màu sắc thương hiệu: Màu xanh dương
2.4. Màu sắc thương hiệu: Màu xanh lá
3. Nguyên lý thiết kế màu sắc thương hiệu
3.1. Màu cơ bản, màu bậc hai, màu bậc ba
3.1.1. Màu cơ bản
3.1.2. Màu bậc hai
3.1.3. Màu bậc ba
3.2. Màu nóng và màu lạnh
3.2.1. Màu nóng
3.2.2. Màu lạnh
1. Định nghĩa màu sắc thương hiệu
Màu sắc thương hiệu là yếu tố quan trọng tạo nên nét đặc trưng cho thương hiệu. Nhiều nghiên cứu cho thấy khách hàng tiếp cận và ghi nhớ thương hiệu trước hết là thông qua màu sắc, sau đó mới chú ý đến tên tuổi. Vì vậy, mỗi màu sắc phù hợp với một công ty và ngành nghề kinh doanh riêng.
84.7% người tiêu dùng cho biết màu sắc là yếu tố chính khiến họ quyết định mua sản phẩm của một thương hiệu.
80% người tiêu dùng tin rằng màu sắc cải thiện mức độ nhận diện thương hiệu.
Từ 62% đến 90% ấn tượng ban đầu của người tiêu dùng về một sản phẩm hoặc thương hiệu được quyết định bởi màu sắc.
Màu sắc có khả năng tăng cường mức độ nhận thức lên đến 73%, khả năng học hỏi tăng lên 68%, và khả năng đọc hiểu tăng lên 40%.
Việc chọn màu sắc trong thiết kế logo và nhận diện thương hiệu là một trong những quyết định quan trọng nhất. Không chỉ là yếu tố thẩm mỹ đơn thuần, màu sắc ngày nay được nghiên cứu sâu rộng về tâm lý học màu sắc của con người.
2. Ý nghĩa màu sắc thương hiệu
2.1. Màu sắc thương hiệu: Màu đỏ
Màu đỏ gợi lên sự năng động, mạnh mẽ và nhiệt huyết của tuổi trẻ, sự lãng mạn, bí ẩn và quyến rũ của tình yêu, hay tính khẩn cấp và sự nguy hiểm trong một số trường hợp nhất định.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng màu đỏ có khả năng trực tiếp gây ra những thay đổi về tâm sinh lý đối với người xem, khiến nó trở nên phù hợp với một số ngành hàng đặc trưng. Sắc đỏ kích thích vị giác rất mạnh, vì vậy không ngạc nhiên khi các nhà hàng thường sử dụng màu đỏ trong thiết kế thương hiệu như logo, bao bì thực phẩm và trang trí cửa hàng. Nguyên tắc thẩm mỹ về màu sắc này cũng được áp dụng triệt để bởi nhiều thương hiệu thực phẩm nổi tiếng như Coca-Cola, Chin-su, hay Kellogg's.
Tuy nhiên, khi ứng dụng màu đỏ trong văn phòng cần lưu ý những mẹo sau:
Sử dụng như điểm nhấn: Thay vì phủ toàn bộ không gian văn phòng bằng màu đỏ, hãy sử dụng màu đỏ làm điểm nhấn qua các chi tiết như ghế, gối tựa, hoặc tranh treo tường để tránh cảm giác choáng ngợp.
Kết hợp với màu trung tính: Kết hợp màu đỏ với các màu trung tính như trắng, xám, hoặc be để tạo sự cân bằng và giảm bớt sự rực rỡ của màu đỏ.
Chọn sắc đỏ phù hợp: Có nhiều sắc thái của màu đỏ, từ đỏ tươi đến đỏ đậm. Chọn sắc đỏ phù hợp với mục tiêu và không khí của văn phòng, ví dụ như đỏ đậm cho không gian trưởng thành và sang trọng, hoặc đỏ tươi cho không gian sáng tạo và năng động.
2.2. Màu sắc thương hiệu: Màu vàng
Là màu sắc của ánh mặt trời, màu vàng tỏa ra năng lượng tích cực, ấm áp, rạng rỡ và chan hòa, tạo cảm giác dễ chịu và dễ gần, đồng thời không bị lu mờ giữa muôn vàn sắc màu khác. Giống như màu đỏ, màu vàng có khả năng kích thích vị giác, những nhà hàng thức ăn nhanh như McDonald’s hay Lotteria đặc biệt ưa chuộng màu này.
Một số nghiên cứu còn cho thấy màu vàng thúc đẩy khả năng xử lý của não bộ, do đó, màu vàng thường liên kết với sức sáng tạo và tư duy ưu việt.
Tuy nhiên, nên cân nhắc sử dụng màu vàng ở các khu vực văn phòng như:
Khu vực tiếp khách: Màu vàng có thể tạo ấn tượng tốt và tạo không khí ấm áp, thích hợp cho khu vực tiếp khách hoặc phòng họp.
Khu vực làm việc: Sử dụng màu vàng trong các khu vực làm việc có thể giúp tăng cường sự sáng tạo và năng lượng, nhưng nên hạn chế sử dụng màu vàng quá mạnh để tránh cảm giác áp lực.
2.3. Màu sắc thương hiệu: Màu xanh dương
Xanh dương có thể được xem là vua của các màu sắc trong thiết kế logo, với hơn một nửa số logo trên thế giới chứa sắc xanh này. Màu xanh dương phổ biến đặc biệt ở các doanh nghiệp lớn bởi nó thể hiện những nét tính cách mà nhiều thương hiệu muốn truyền tải.
Các công ty dịch vụ ưa chuộng màu xanh dương vì nó thể hiện sự chuyên nghiệp, trong khi các nhà sản xuất máy móc và thiết bị lại đánh giá cao sự vững chãi và kiên cố mà màu sắc này mang lại. Nhiều nhãn hàng công nghệ như Dell, IBM, và Intel sử dụng để nhấn mạnh sự thông minh và đáng tin cậy của sản phẩm. Xanh dương cũng liên kết với hình ảnh về quyền lực và thành công, khiến nó trở thành lựa chọn phổ biến cho các tổ chức tài chính và cơ quan nhà nước.
Đối với không gian văn phòng, màu xanh dương có khả năng cải thiện khả năng tập trung và hiệu suất làm việc. Đây là màu sắc trong thiết kế nội thất văn phòng lý tưởng cho các khu vực làm việc cá nhân hoặc phòng họp, nơi cần sự chú ý và sáng tạo.
2.4. Màu sắc thương hiệu: Màu xanh lá
Màu xanh lá ngày càng liên kết chặt chẽ với các phong trào môi trường – đến mức "xanh" đã trở thành từ chỉ các hoạt động và lối sống thân thiện với môi trường. Màu xanh của lá cây gợi lên hình ảnh thiên nhiên và sự phát triển, vì vậy, nó thường xuất hiện trong bộ nhận diện thương hiệu của các sản phẩm hữu cơ, tươi sạch, có nguồn gốc thiên nhiên, thân thiện với môi trường và tốt cho sức khỏe.
Khi sử dụng màu xanh lá vào thiết kế văn phòng, cần lựa chọn tone màu phù hợp mục đích, ví dụ:
Xanh lá nhạt: Thích hợp cho không gian cần sự bình tĩnh như phòng nghỉ ngơi, phòng thiền hoặc khu vực tiếp khách. Xanh lá nhạt giúp giảm căng thẳng và tạo môi trường làm việc dễ chịu.
Xanh mint: Phù hợp cho không gian làm việc sáng tạo, phòng làm việc nhóm, hoặc phòng sáng tạo. Xanh lá mát kích thích trí tưởng tượng và sự sáng tạo.
Xanh lá đậm: Lý tưởng cho các phòng làm việc lãnh đạo, văn phòng cấp cao hoặc các không gian cần sự tập trung và uy tín. Xanh lá đậm mang lại cảm giác an toàn và vững chắc.
Xanh Oliu: Phù hợp cho không gian làm việc có sự kết hợp giữa sự thân thiện và tính chuyên nghiệp, như các khu vực làm việc hợp tác hoặc phòng họp. Xanh lá ôliu tạo cảm giác ấm áp và dễ chịu.
3. Nguyên lý thiết kế màu sắc thương hiệu
3.1. Màu cơ bản, màu bậc hai, màu bậc ba
3.1.1. Màu cơ bản
Màu cơ bản là những màu không thể được tạo ra bằng cách kết hợp các màu khác trên bánh xe màu sắc. Trên bánh xe màu sắc RYB, ba màu cơ bản là đỏ, vàng và xanh dương. Hiểu rõ ba màu cơ bản này sẽ giúp bạn dễ dàng pha trộn và tạo ra các màu sắc mới, hay còn gọi là màu cấp hai.
3.1.2. Màu bậc hai
Màu cấp hai được tạo ra bằng cách kết hợp hai trong ba màu cơ bản. Có ba màu cấp hai là cam, tím và xanh lá, được tạo ra như sau:
Cam = Đỏ + Vàng
Tím = Xanh lam + Đỏ
Xanh lá = Vàng + Xanh dương
3.1.3. Màu bậc ba
Màu cấp ba là màu được tạo ra khi kết hợp một màu cơ bản với một màu cấp hai. Quan trọng là chỉ nên kết hợp màu cơ bản với một màu cấp hai không gần với nó trên bánh xe màu.
Từ đó, có thể tạo ra thêm sáu màu cấp ba mới:
Màu cánh sen (Magenta) = Đỏ + Tím
Đỏ son (Vermillion) = Đỏ + Cam
Tím lam (Violet) = Xanh lam + Tím
Mòng két (Teal) = Xanh lam + Xanh lục
Hổ phách (Amber) = Vàng + Cam
Xanh lá mạ (Chartreuse) = Vàng + Xanh lá cây
3.2. Màu nóng và màu lạnh
3.2.1. Màu nóng
Màu nóng là dải màu chạy từ màu cánh sen đến màu vàng. Những gam màu này mang lại cảm giác ấm áp cho thiết kế, như những tia nắng của mặt trời.
Cụ thể trong bánh xe màu sắc, màu nóng bao gồm 6 màu: Cánh sen, đỏ, đỏ son, cam, hổ phách và vàng.
3.2.2. Màu lạnh
Màu lạnh là nhóm gồm 6 màu còn lại, từ màu tím đến màu xanh lá mạ. Những gam màu này thường mang lại cảm giác mát mẻ cho thiết kế, tạo không gian thanh thoát và sảng khoái.
Cụ thể, nhóm màu lạnh bao gồm 6 màu: tím, violet, xanh lam, mòng két, xanh lục và xanh lá mạ.
Có thể thấy, màu sắc thương hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc thiết kế logo và bộ nhận diện thương hiệu, ảnh hưởng đáng kể đến tâm lý của khách hàng. Việc chọn lựa màu sắc phù hợp với tính cách và vị trí của thương hiệu là bước đầu tiên để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ và bền vững. Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào liên quan đến chủ đề, hãy liên hệ với Co-IDB để chúng tôi có thể tư vấn và hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.
Các dịch vụ tại Co-IDB:
Tư vấn thiết kế.
Thi công nội thất.
Hoàn trả mặt bằng.
Tìm mặt bằng mới.
Chúng tôi cung cấp Giải pháp thiết kế, thi công nội thất toàn diện, đảm bảo báo giá minh bạch và chi tiết từng hạng mục, cam kết không phát sinh!
Email: info@coidb.com
Điện thoại: 093 114 7948
Zalo: 093 114 7948
Comentários