Thi công hệ thống nước là một phần không thể thiếu trong mọi công trình xây dựng, từ dự án nhỏ đến quy mô lớn, từ công nghiệp đến dân dụng. Dù quen thuộc, nhưng có khá nhiều người chưa thực sự hiểu đúng và đủ về hệ thống này. Hãy cùng Co-IDB khám phá chi tiết về chủ đề qua bài viết bên dưới để hiểu rõ được chính xác nhất về hệ thống này nhé!
1. Hệ thống cấp thoát nước gồm những gì?
1.1. Hệ thống cấp nước
Hệ thống cấp nước văn phòng thường được thiết kế để phục vụ nhiều mục đích khác nhau như nước sinh hoạt, sản xuất và phòng cháy chữa cháy (PCCC), có tính ứng dụng đặc biệt cao trong các công trình văn phòng, nhà máy, khách sạn, và tòa nhà cao tầng, thường được thiết kế đi đôi với các hệ thống khác như thi công hệ thống thông gió văn phòng.
Có ba loại hệ thống cấp nước phổ biến trong các công trình văn phòng:
Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Đảm bảo nước cho nhu cầu sử dụng hàng ngày của nhân viên.
Hệ thống cấp nước sản xuất: Phục vụ cho các hoạt động liên quan đến sản xuất hoặc vận hành thiết bị.
Hệ thống cấp nước PCCC: Thiết kế riêng biệt để đảm bảo an toàn cháy nổ.
Nhiều đơn vị lựa chọn tích hợp cả ba hệ thống này nhằm tiết kiệm chi phí xây dựng. Tuy nhiên, trong các công trình văn phòng và sản xuất lớn như nhà máy Lego, với yêu cầu an toàn cháy nổ cao, thiết kế thi công hệ thống PCCC thường được tách biệt để đảm bảo hiệu quả và an toàn tối đa.
Các thiết bị trong hệ thống cấp nước văn phòng bao gồm:
Đường ống dẫn nước: Kết nối từ bể nguồn đến các vị trí sử dụng trong văn phòng.
Đồng hồ đo nước: Giúp theo dõi lượng nước tiêu thụ, thường lắp tại các điểm dẫn nước chính.
Phụ kiện cấp nước: Gồm các van điều chỉnh và kiểm soát lưu lượng nước trong hệ thống.
1.2. Hệ thống thoát nước
Thi công hệ thống nước thải trong văn phòng giúp loại bỏ nước thải từ hoạt động sinh hoạt, sản xuất và lượng nước dư thừa. Nó bao gồm hệ thống thu gom và mạng lưới đường ống dẫn nước thải, đảm bảo nước thải được xử lý hoặc xả ra ngoài đúng tiêu chuẩn.
Các hệ thống thoát nước văn phòng phổ biến:
Hệ thống thoát nước sinh hoạt: Nước thải phát sinh từ các khu vực như nhà vệ sinh, phòng bếp của văn phòng. Nước thải này có thể được xử lý để tái sử dụng cho các mục đích như tưới cây hoặc vệ sinh công trình.
Hệ thống thoát nước thải công nghiệp: Hệ thống này xử lý nước thải công nghiệp cho văn phòng sản xuất hoặc khu vực có lượng nước thải lớn, đảm bảo đạt chuẩn trước khi xả ra môi trường. Nước được xử lý ít ô nhiễm có thể tái sử dụng để làm mát máy móc hoặc rửa xe.
Hệ thống thoát nước mưa: Hệ thống này giúp loại bỏ nước mưa từ mái nhà và dẫn nước qua đường ống ra khỏi khu vực văn phòng, tránh gây ngập úng.
Các thiết bị trong hệ thống thoát nước văn phòng bao gồm:
Hệ thống đường ống thoát nước: Bao gồm các nhánh ngang, ống đứng, đường ống thu gom và ống xả.
Thiết bị vệ sinh và thông tắc: Cổng kiểm tra, giếng kiểm tra, van cổng, van một chiều,... nhằm đảm bảo sự hoạt động trơn tru và không tắc nghẽn.
2. Các ký hiệu trong bản vẽ biện pháp thi công hệ thống thoát nước thải văn phòng
Các ký hiệu trong bản vẽ biện pháp thi công hệ thống thoát nước thải cho văn phòng bao gồm những ký hiệu sau:
Khái niệm | Ký hiệu viết tắt |
Ống cấp nước lạnh | CW (Cold Water Supply Pipe) |
Ống cấp nước nóng | HW (Hot Water Supply Pipe) |
Ống cấp nước tái sử dụng | NCW (Recycle Water Supply Pipe) |
Nước ấm | WW (Warm Water) |
Ống hồi nước nóng | HWR (Hot Water Pipe Return) |
Ống tưới nước | IW (Irrigation Water Pipe) |
Ống thoát phân | SP (Soil Pipe) |
Ống thoát nước thải xám | WP (Waste Pipe) |
Ống thoát nước mưa | RP (Storm Water Pipe, Rain Water Pipe) |
Ống thoát dầu mỡ | GW (Grease Waste Drain Pipe) |
Ống thông hơi | VP (Vent Pipe) |
Thông hơi hố bơm | CHV (Chamber Vent) |
Ống thoát nước ngưng | CD (Condensate Drain Pipe) |
Bộ ký hiệu cấp thoát nước trong bản vẽ thiết kế hệ thống CTN, hay còn gọi là "CTN – symbol & legend," là tập hợp các ký hiệu van, đường ống, và các loại bơm trong hệ thống. Các ký hiệu này đóng vai trò quan trọng trong việc mô tả chi tiết thiết bị và hướng dẫn trong bản vẽ kỹ thuật.
3. Các yêu cầu khi thi công hệ thống nước và xử lý nước thải
Thi công hệ thống cấp thoát nước cho văn phòng đòi hỏi sự chính xác và kỹ thuật cao để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho toàn bộ tòa nhà. Dưới đây là những yêu cầu quan trọng cần tuân thủ trong quá trình thi công:
Đảm bảo kỹ thuật: Thi công phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy chuẩn kỹ thuật để tránh tình trạng xâm nhập, rò rỉ, và thấm bẩn.
Dựa vào bản vẽ chi tiết: Căn cứ theo bản vẽ thiết kế hệ thống để xác định chính xác vị trí các bể chứa, khu vực chứa nước, và lắp đặt các thiết bị, máy móc phù hợp với từng phần của hệ thống.
Tránh tác động ngoại lực: Hệ thống trong quá trình thi công cần được bảo vệ tránh các tác động từ ngoại lực bên ngoài, đảm bảo tính ổn định và lâu dài.
Đội ngũ chuyên nghiệp: Thi công hệ thống cần được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề, có kinh nghiệm và hiểu rõ kết cấu từng phần của hệ thống cấp thoát nước.
Biện pháp xử lý rủi ro: Trong quá trình thi công, cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa rủi ro để giảm thiểu ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của hệ thống.
Thẩm mỹ và an toàn: Hệ thống xử lý nước thải không chỉ đảm bảo hiệu quả vận hành mà còn phải đạt tính thẩm mỹ, an toàn cho người sử dụng và thân thiện với môi trường.
4. Những nguyên tắc trong biện pháp thi công hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải
4.1. Khảo sát mặt bằng thi công
Để đảm bảo thi công và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt chất lượng và vận hành ổn định, việc khảo sát kỹ lưỡng trước khi thi công là quan trọng, góp phần gia tăng tuổi thọ và hiệu suất cho hệ thống.
Quy trình khảo sát thi công bao gồm những hoạt động quan trọng sau:
Xác định vị trí và thông số kỹ thuật: Giai đoạn này tập trung vào việc lựa chọn vị trí đặt hệ thống, xác định kích thước và các thông số quan trọng như chiều dài, chiều cao, và chiều rộng của bể chứa hoặc toàn bộ hệ thống.
Đánh giá các yếu tố liên quan: Khảo sát chi tiết các yếu tố như địa hình, khí hậu, và điều kiện xung quanh nhằm đảm bảo hệ thống có thể vận hành hiệu quả và bền vững trong môi trường làm việc thực tế.
Lựa chọn vật liệu thi công: Dựa trên kết quả khảo sát, quyết định nên sử dụng hệ thống bằng bê tông cốt thép truyền thống hay thiết bị hợp khối, bồn bể composite để đảm bảo độ bền và chi phí hợp lý.
Xác định quy mô dự án: Khảo sát cũng giúp xác định quy mô của hệ thống để tính toán số lượng nhân công và trang thiết bị cần thiết cho quá trình thi công, đảm bảo dự án hoàn thành đúng tiến độ và hiệu quả.
4.2. Tiến hành lắp đặt hệ thống nước và xử lý
Sau khi hoàn tất bước khảo sát vị trí, việc thi công hệ thống cấp thoát nước cho văn phòng sẽ tiếp tục với giai đoạn lắp đặt. Dựa trên bản vẽ chi tiết, các kỹ sư sẽ tiến hành xác định vị trí của bể chứa, bồn chứa, đường ống dẫn nước, máy bơm, và van đóng/mở nước để đảm bảo hệ thống hoạt động trơn tru.
Hệ thống bê tông cốt thép: Với hệ thống xây bằng bê tông, thời gian thi công kéo dài hơn do cần thời gian để bê tông khô và đạt độ bền. Phương pháp này đảm bảo tính vững chắc, nhưng cần chú ý đến chất lượng thi công để tránh hiện tượng rò rỉ nước do kết cấu kém.
Hệ thống hợp khối: Sử dụng các thiết bị xử lý nước thải chuyên dụng được đúc sẵn tại chỗ giúp rút ngắn thời gian thi công, giảm chi phí nhân công so với các phương án truyền thống, đồng thời vẫn đảm bảo hiệu quả và tính an toàn cho hệ thống.
4.3. Nghiệm thu hệ thống
Nghiệm thu hệ thống xử lý nước thải cho văn phòng là bước cuối cùng và cực kỳ quan trọng trong quy trình thi công, đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, an toàn và tuân thủ các tiêu chuẩn về môi trường. Nội dung nghiệm thu bao gồm:
Xác minh công trình có được xây dựng theo đúng thiết kế đã phê duyệt hay không.
Kiểm tra số lượng và quy cách lắp đặt các thiết bị, bao gồm cả thiết bị dự phòng.
Đánh giá chất lượng nước sau khi đã qua xử lý, đảm bảo đạt các tiêu chuẩn quy định.
Các bước nghiệm thu cụ thể:
Nghiệm thu xây dựng: Kiểm tra các công trình như hồ, bể chứa, và các thiết bị được lắp đặt trong hệ thống công nghệ có đúng với thiết kế và hướng dẫn kỹ thuật hay không. Đối với các công trình ngầm, việc ghi nhận đầy đủ trong nhật ký công trình và các biên bản nghiệm thu từng giai đoạn thi công là điều bắt buộc.
Nghiệm thu thiết bị lắp đặt: Thực hiện kiểm tra rò rỉ và thủy lực bằng cách sử dụng nước sạch để kiểm tra độ kín của các hạng mục xây dựng và sự hoạt động của các van. Các thông số thủy lực như độ dốc, lưu lượng nước chảy qua các công trình xử lý cũng cần được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có sự cố về rò rỉ hoặc nghẽn tắc.
Nghiệm thu điều khiển: Kiểm tra chế độ điều khiển của hệ thống, bao gồm thủ công, tự động hoặc bán tự động. Đồng thời, đánh giá tính chính xác của các thiết bị giám sát chất lượng nước xử lý để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định.
Nghiệm thu công nghệ xử lý nước thải: Tiến hành lấy mẫu nước thải từ bể cuối cùng sau khi qua quá trình xử lý, niêm phong và bảo quản mẫu theo đúng quy trình. Mẫu nước thải sẽ được chuyển đến phòng thí nghiệm chuyên môn để phân tích và đối chiếu với các chỉ tiêu chất lượng nước theo quy chuẩn xả thải hiện hành.
Thi công hệ thống nước văn phòng đòi hỏi sự tỉ mỉ và tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật từ việc lắp đặt đường ống, thiết bị đến hệ thống xử lý nước thải. Để đảm bảo hệ thống vận hành ổn định và an toàn, cần lưu ý đến khả năng chống rò rỉ, lựa chọn vật liệu phù hợp, và bố trí hợp lý các thiết bị. Liên hệ Co-IDB để được tư vấn chi tiết và giải pháp thi công hiệu quả cho văn phòng của bạn.
Các dịch vụ tại Co-IDB:
Tư vấn thiết kế.
Thi công nội thất.
Hoàn trả mặt bằng.
Tìm mặt bằng mới.
Chúng tôi cung cấp Giải pháp thiết kế, thi công nội thất toàn diện, đảm bảo báo giá minh bạch và chi tiết từng hạng mục, cam kết không phát sinh!
Email: info@coidb.com
Điện thoại: 093 114 7948
Zalo: 093 114 7948
Comments