Hiện nay, việc lựa chọn phong cách cho văn phòng làm việc gần như khá khó khăn khi có quá nhiều sự lựa chọn trong thời đại ngày càng phát triển. Chính vì lẽ đó, Co-IDB đã tổng hợp ở bài viết dưới đây top 7 phong cách thiết kế nội thất thịnh hành nhất hiện nay để giúp mọi người có thể hình dung, hiểu rõ chi tiết cụ thể các đặc điểm, tính chất của từng kiểu thiết kế để giúp bạn chọn phong cách nội thất hoàn hảo cho không gian của bạn hay chỉ đơn giản là bổ sung kiến thức và áp dụng nó trong tương lai.
1. Phong cách thiết kế nội thất hiện đại (Modern Style)
Phong cách thiết kế hiện đại ra đời vào những năm 1920 của thế kỷ XX. Thiết kế nội thất hiện đại chú trọng tối đa hóa không gian và đề cao chức năng của từng món đồ nội thất. Phong cách nội thất hiện đại sử dụng các mảng và khối, cùng với việc bố trí những đồ nội thất đơn giản, loại bỏ những chi tiết rườm rà, thay vào đó là cảm giác nhẹ nhàng, sang trọng, rất phù hợp với không gian nhỏ hẹp, giúp tối ưu hóa không gian nội thất, mang lại cảm giác rộng rãi hơn so với diện tích thực của văn phòng.
2. Phong cách thiết kế nội thất đương đại (Contemporary Style)
Phong cách thiết kế đương đại là một xu hướng phổ biến tại nhiều công ty, được đánh giá cao vì sự phù hợp với thế hệ mới. Phong cách này mang lại nhiều đặc điểm lý tưởng cho việc thiết kế và trang trí nội thất văn phòng.
Thiết kế văn phòng đương đại tối ưu hóa việc sử dụng màu sắc, hình khối và đường nét, khiến không gian trở nên mới mẻ và sáng tạo. Mặc dù dễ bị nhầm lẫn với phong cách hiện đại, phong cách thiết kế nội thất đương đại có thể được phân biệt qua cách phối màu táo bạo và các đường nét độc đáo trong thiết kế.
Điểm nổi bật nhất trong bố cục của phong cách đương đại là sự đơn giản. Tuy nhiên, phong cách này đề cao sự tinh tế, bóng bẩy và mới mẻ. Thiết kế nội thất đương đại ưu tiên các đường thẳng, hình khối và gam màu táo bạo.
Văn phòng đương đại sử dụng các màu trung tính làm nền chủ đạo, phổ biến nhất là đen và trắng. Những gam màu này giúp làm nổi bật các sắc tươi sáng và rực rỡ, đồng thời kết hợp với một số màu nhạt và nhẹ nhàng để trung hòa không gian. Cách phối màu này giúp dễ dàng làm nổi bật các thiết bị nội thất khác trong văn phòng.
3. Phong cách thiết kế nội thất tối giản (Minimalist Style)
Phong cách thiết kế tối giản cuốn hút bởi sự đơn giản và tinh tế mà nó mang lại. Nội thất theo phong cách này có đường nét tối giản, ít chi tiết và số lượng đồ đạc được giảm thiểu tối đa. Mỗi chi tiết đều mang ý nghĩa nhất định, nhằm tạo ra không gian hài hòa và thông thoáng nhất.
Phong cách tối giản rất thịnh hành ở Châu Âu, cái nôi của các phong cách nội thất trên thế giới. Từ thập niên 90 đến nay, nó đã ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều xu hướng và phong cách thiết kế khác của các nước Bắc Âu, và lan rộng sang các nước châu Mỹ.
Tại Châu Á, phong cách này xuất hiện đầu tiên ở Nhật Bản, nơi được coi là bậc thầy của phong cách tối giản, được tìm thấy trong hầu hết các công trình ở Nhật Bản, từ đương đại đến truyền thống.
4. Phong cách thiết kế nội thất Bắc Âu (Scandinavian Style)
Phong cách thiết kế Bắc Âu nổi bật với sự cân bằng hoàn hảo giữa ba yếu tố: vẻ đẹp, tối giản và chức năng. Hiện nay, phong cách này rất được ưa chuộng nhờ sự giản dị, ấm áp và thông thoáng, mang lại cảm giác thoải mái cho không gian làm việc. Nhắc đến phong cách Bắc Âu, không thể không kể đến các vật liệu như gỗ tự nhiên, da và lông thú, kết hợp cùng gam màu trắng và màu đất. Phong cách thiết kế Bắc Âu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho các kiến trúc sư trên toàn thế giới.
5. Phong cách thiết kế nội thất tân cổ điển (Neoclassical Style)
Phong cách thiết kế tân cổ điển là một phong cách nội thất và kiến trúc lấy cảm hứng từ các thiết kế cổ điển của thế kỷ 18 và 19, phát triển mạnh mẽ từ những năm 1920 đến 1950 ở Châu Âu và Mỹ. Phong cách này kết hợp nét đẹp truyền thống với tính năng đa dạng của thiết kế đương đại, tạo ra không gian sang trọng, tinh tế và đẳng cấp.
Trong phong cách tân cổ điển, các món đồ nội thất thường được thiết kế đa năng và tiện nghi, đồng thời giữ được sự sang trọng và độc đáo. Điển hình là các ghế sofa với đệm êm ái và họa tiết hoa văn uốn lượn, kết hợp màu sắc đặc trưng như trắng và nâu, thường được áp dụng trong các lĩnh vực như khách sạn, nhà hàng, và các ngành hàng khác, nhằm tạo ra không gian sang trọng và đẳng cấp.
>> Xem thêm: Thiết kế phong cách cổ điển, sang trọng
6. Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp (Industrial Style)
Phong cách thiết kế công nghiệp ra đời từ thế kỷ 19, lấy cảm hứng từ các nhà máy, xưởng sản xuất và khu công nghiệp ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Phong cách này đặc trưng bởi việc sử dụng các vật liệu công nghiệp như thép, gỗ cứng, bê tông và kính, với các đường nét mạnh mẽ, thô mộc và không che giấu chi tiết kỹ thuật.
Phong cách công nghiệp ưu tiên các vật dụng có tính thực dụng cao, như bàn ghế thép, giá kệ, đèn chiếu sáng, và các vật dụng trang trí thể hiện rõ tính chất công nghiệp và độ bền. Màu sắc trong phong cách này thường là các gam trung tính như đen, trắng và xám, kết hợp với các tông màu sáng để tạo điểm nhấn.
Phong cách công nghiệp được ưa chuộng trong nhiều không gian sống và làm việc như căn hộ, phòng trưng bày, nhà hàng, quán cà phê, phòng thu và các không gian sáng tạo khác. Nó hấp dẫn những ai yêu thích vẻ đẹp thô sơ, chân thực và muốn tạo ra không gian độc đáo, táo bạo và năng động.
7. Phong cách thiết kế nội thất thô mộc (Rustic Style)
Nếu bạn là một người yêu thích thiên nhiên, Rustic style chắc chắn sẽ cuốn hút bạn từ cái nhìn đầu tiên.
Phong cách thiết kế nội thất thô mộc bắt nguồn từ phương Tây, đặc biệt là Anh quốc trong thập niên 1950-1970, và sau đó trở nên phổ biến hơn. Hiện nay, phong cách này đã bắt đầu du nhập vào Việt Nam.
Phong cách thô mộc tạo nên sự đặc trưng bằng cách sử dụng những chi tiết thiết kế tự nhiên, hòa quyện một cách cân đối và hài hòa, và vẫn duy trì được vẻ hiện đại. Những thiết kế thô mộc thường gần gũi với thiên nhiên, sử dụng các vật liệu như gỗ, đá, gạch, bê tông, và được làm thủ công để giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên, mộc mạc. Sự đơn giản nhưng không kém phần tinh tế, vẻ mộc mạc mà vẫn đầy sức hút, đó chính là những điểm thu hút nhiều người đến với phong cách Rustic.
8. Làm thế nào để chọn phong cách thiết kế nội thất phù hợp?
Để tìm ra phong cách thiết kế nội thất phù hợp cho thiết kế văn phòng, doanh nghiệp trước tiên phải hiểu rõ về đặc tính của từng phong cách, sau đó xem xét lại những giá trị cốt lõi, các tiêu chí nhận diện thương hiệu,... của văn phòng. Ngoài ra để tiết kiệm thời gian cũng như có được phân tích chuẩn chỉnh, doanh nghiệp cũng có thể nhờ các đơn vị thi công thiết kế nội thất tư vấn chi tiết để có được lựa chọn thật ưng ý.
Qua bài viết có thể thấy, các phong cách trong thiết kế nội thất rất phong phú và độc đáo, vì vậy doanh nghiệp có thể tìm ra phong cách phù hợp nhất với đặc trưng nội bộ hoặc thậm chí có thể chọn kết hợp các yếu tố của một số phong cách để có được nét riêng của chính thương hiệu của mình. Tuy nhiên, mỗi một phong cách đều có phương án thi công khác nhau, để kết quả đáp ứng đúng kỳ vọng, doanh nghiệp cần tìm kiếm đơn vị thi công đáng tin cậy.
Co-IDB với đội ngũ nhân viên lành nghề sẵn sàng tư vấn, lên ý tưởng và tiến hành thi công để cùng biến không gian văn phòng mơ ước thành hiện thực. Đến với Co-IDB để khám phá cũng như trải nghiệm những phong cách thiết kế nội thất được tinh chỉnh theo ý thích của bạn nhé!
Các dịch vụ tại Co-IDB:
Tư vấn thiết kế.
Thi công nội thất.
Hoàn trả mặt bằng.
Tìm mặt bằng mới.
Chúng tôi cung cấp Giải pháp thiết kế, thi công nội thất toàn diện, đảm bảo báo giá minh bạch và chi tiết từng hạng mục, cam kết không phát sinh!
Email: info@coidb.com
Điện thoại: 093 114 7948
Zalo: 093 114 7948
Kommentare